Nghe đến tên hoa Gạo, người ta thường liên tưởng đến hình ảnh làng quê Việt Nam vào mùa thu hoạch lúa mà nông dân thường rất háo hức. Giữa đồng, cây hoa Gạo đỏ thẫm, người làm nông hăng hái với những bông lúa vàng tươi vào mùa gặt, tạo nên bức tranh sặc sỡ khiến thời tiết vào đông ở các tình miền Bắc thêm ấm áp bội phần. Hoa Gạo mang sức hút riêng của một sự thật thà, chất phát, dù sinh ra ở làng quê, nhưng nét đẹp chẳng bao giờ quê mùa.
Sơ nét về cây hoa Gạo.
Cây gạo, thuộc họ Bombax, ở Trung Quốc hay được gọi là Mộc Miên hay Hồng Miên, nhưng Việt Nam ta chỉ duy nhất một tên đó là Hoa Gạo. Truyền thuyết kể lại rằng, Hoa Gạo là hoá thân của một người con gái chờ đợi người yêu trở về từ Thiên Đình, sau khi chàng trai hỏi ý kiến Ngọc Hoàng về việc mưa nắng thất thường dưới hạ giới, chàng được Ngọc Hoàng giữ lại làm thần mưa, và cho phép người yêu chàng trở thành loài hoa đỏ thắm mang tên Hoa Gạo.
Ý nghĩa hoa Gạo.
Đa phần các loài hoa đều mang chung một ý nghĩa về tình yêu theo nhiều khía cạnh. Hoa Gạo cũng không ngoại lệ khi nó nói về những cảm xúc mãnh liệt, chung thuỷ và kiên trì trong tình yêu lứa đôi. Màu sắc đỏ thắm của hoa Gạo khiến con người nhớ đến câu chuyện buồn mà cô gái trong truyền thuyết đã gieo mình để hoá thân thành, vì muốn người yêu luôn nhận ra mình, cô đã chọn màu hoa giống như màu khăn mà người yêu trao tặng.
Hoa Gạo – tuy là loài hoa của miền quê, mang vẻ thật thà, chất phát, không kiêu sa mxy miều nhưng lại có sức hút đến kỳ lạ. Vẻ đẹp của hoa Gạo là vẻ đẹp toát lên nơi chính tâm hồn con người, thể hiện trong bản chất hiền lành, cam chịu, khiêm tốn của đất mẹ.
Dân gian thường bảo: “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề” là mang một ý nghĩa của các thế lực siêu nhiên. Cây Gạo là nơi ẩn náu của ma quỷ, chúng canh giữ ma quỷ để không quấy rối cuộc sống con người.
Cây hoa Gạo được yêu quý một phần vì vẻ đẹp tâm hồn, một phần khác vì hoa, vỏ thân và rễ đều là những nhân tố đắc lực trong y học, hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp tính, nôn ra máu, nhiều đờm, viêm loét dạ dày, lỵ trực khuẩn, sốt ở trẻ em, …