Từ lâu, đèn trung thu đã trở thành thứ đồ chơi gần gũi, thắp sáng niềm vui của các em nhỏ trên mọi miền Tổ quốc trong ngày hội Trung Thu.
Ngày nay đèn kéo quân còn gọi là đèn cù. Dưới bàn tay của những người thợ làm đèn, chiếc đèn đã được thay đổi thành nhiều dạng trải qua theo thời gian. Đèn có hình lục giác hay hình bát giác. Trong đêm hội trăng rằm, đèn còn kết hợp đốt pháo bông, múa rối, bơi thuyền và nhiều trò chơi dân gian khác. Nguyên liệu chính làm nên những chiếc đèn kéo quân là trúc hoặc tre được chuốt kỹ để dán hình nhân vật. Các trụ đèn và các bề mặt của đèn đều được làm bằng những loại giấy màu sắc sỡ, trổ những họa tiết càng làm cho chiếc đèn thêm lóng lánh, lộng lẫy. Các hình tướng sỹ, xe pháo, binh mã, nhân vật lịch sử hay nhân vật truyện cổ tích đều được gắn vào những vòng xe đặt dưới cánh chong chóng xếp thành 3 – 4 vòng cách nhau đến 5 -7cm dựng trên một đĩa đèn dầu hoặc dầu lạc. Khi đèn được thắp sáng, sức nóng tỏa ra tạo thành dòng không khí đối lưu đẩy chong chóng quay, đồng thời đẩy các vòng quân quay theo. Điểm hấp dẫn của chiếc đèn chính là tạo ra những hình chuyển động như một cuộc chiến của những chiến binh, tạo trí tò mò cho các em nhỏ.
Những chiếc đèn kéo quân sinh động đã thực sự trở thành món quà ý nghĩa cho các em nhỏ trong những ngày Tết dành cho thiếu nhi.